Chi tiết tin

Tư vấn hướng nghiệp, phân luồng học sinh năm học 2020-2021 trường PTDTBT TH&THCS Trà Nam.

Người đăng: Phạm Quang Hướng Ngày đăng: 9:16 | 20/04 Lượt xem: 1217

Chiều ngày 19 tháng 04 năm 2021 trường Trung cấp nghề thanh niên dân tộc - miền núi tỉnh Quảng Nam phối hợp cùng với trường PTDTBT TH&THCS Trà Nam, tổ chức buổi truyền thông, tư vấn hướng nghiệp, phân luồng học sinh THCS năm học 2020-2021; Buổi truyền thông có ông Võ Như Sơn Trà Trưởng phòng Lao động Thương binh và xã hội huyện Nam Trà My, Ông Nguyễn Thanh Trung trường Trung cấp nghề thanh niên-dân tộc miền núi tỉnh Quảng Nam; Ông Võ Đăng Chín, bí thư chi bộ hiệu trưởng trường PTDTBT TH&THCS Trà Nam, cũng hơn 36 học sinh lớp 9 và phụ huynh đã về tư vấn hướng nghiệp năm học 2020-2021. Ngay từ khi Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 522/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025” cho thấy vai trò hướng nghiệp và phân luồng học sinh phổ thông hiện nay là rất quan trọng và cần thiết. Bởi thực tế, những năm qua ở các trường phổ thông chưa làm tốt công tác này, nhất là cấp trung học cơ sở. Từ đó, vừa làm tăng áp lực thi cử cho các nhà trường, vừa lãng phí thời gian, vật chất của nhiều phụ huynh và học sinh. Phải thừa nhận một điều là công tác hướng nghiệp đối với học sinh lớp 9 của cấp trung học cơ sở hiện nay rất hời hợt nên chưa mang lại hiệu quả. Mỗi tháng chỉ 1-2 tiết hướng nghiệp, trong khi nhiều ban giám hiệu tự phân công cho mình phụ trách mảng này. Tuy nhiên, nhìn từ thực tế thì những tiết học này rất ít được thực hiện. Phần nhiều chỉ thực hiện ở việc kí sổ đầu bài để hoàn thành số tiết theo định mức trên giấy tờ và đủ điều kiện để một số thành viên ban giám hiệu nhận phụ cấp đứng lớp mà thôi. Nhiều lớp thì giáo viên chủ nhiệm phụ trách nhưng vì số tiết quá ít nên thầy cô cũng chỉ là định hướng chung chung cho học trò. Bởi, thực tế, các trường phổ thông chưa có giáo viên chuyên trách cho hoạt động này. Chính vì công tác phân luồng, hướng nghiệp chưa tốt, chưa được chú trọng ở những năm cuối cấp trung học cơ sở bởi các ban giám hiệu và giáo viên chủ nhiệm chỉ hướng các em thi vào tuyển sinh 10. Việc định hướng cho những em học sinh có học lực trung bình hoặc yếu kém đi học nghề nhiều không được chú tâm. Phụ huynh thì cũng không phải là ai cũng nắm được thông tin lao động nên cũng muốn cho các em học hành cao để sau này đỡ khổ. Chính sự tù mù của một bộ phận phụ huynh, học sinh và sự hời hợt trong định hướng của nhà trường đã khiến áp lực thi tuyển 10 ngày càng áp lực. Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025 có gì mới?

Trước tình hình phân luồng và định hướng nghề nghiệp của các trường phổ thông chưa được chú trọng, trong khi tình hình thực tiễn đất nước lại đang rất cần những lao động được đào tạo và có tay nghề vững vàng để bước vào hội nhập với thi trường lao động quốc tế.

Vì thế, đề án hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh ra đời là yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh giáo dục hiện nay.

Trong phần Mục tiêu cụ thể của đề án đã được nêu rõ:

Trong nền kinh tế thị trường, sự cần thiết là nắm bắt nhu cầu việc làm để phù hợp với bối cảnh hội nhập của đất nước trong tình hình hiện nay. Điều mà phụ huynh và các em học sinh cần nghĩ đến là thị trường lao động và khả năng của từng học trò. Nếu như những em có học lực bình thường thì việc cho các em đi học nghề ngay sau khi học xong lớp 9 sẽ giúp cho gia đình đỡ đi rất nhiều chi phí học tập. Bởi, thực tế, nhiều trường nghề hiện nay đang thực hiện vừa dạy nghề, vừa dạy văn hóa. Vì vậy, sau 3 năm học ở trường nghề thì các em vừa có bằng nghề và lại cũng hoàn thành được chương trình lớp 12. Trong khi, cũng cùng thời gian này thì các bạn cùng trang lứa cũng vừa tốt nghiệp lớp 12. Như vậy, khi các em chịu phân luồng sau lớp 9 bắt đầu đi làm thì các em học sinh lớp 12 mới lại bắt đầu học nghề - muộn mất 3 năm cùng sự lãng phí rất nhiều tiền bạc cho việc học thêm, học chính khóa. Hơn nữa, nhiều em học sinh lớp 12 tốt nghiệp xong cũng đi học nghề, thậm chí nhiều người tốt nghiệp đại học, cao học nhưng không có việc làm lại quay lại học nghề trong thời gian qua không phải là hiếm. Rõ ràng, cái vòng luẩn quẩn đó đã gây tốn kém vô cùng cho xã hội và phụ huynh học sinh. Thế nhưng, vì sao các em học sinh lại không học xong lớp 9 rồi đi học nghề mà phải vất vả học thêm từ 7-8 năm nữa mới quay lại học nghề với rất nhiều lãng phí? Có lẽ, một phần do công tác phân luồng và định hướng nghề nghiệp của chúng ta trong thời gian qua chưa tốt. Quyết định số 522/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025 không chỉ là yếu tố “cần có” mà còn là “cần thiết” để nhà trường và phụ huynh học sinh lưu tâm nhằm định hướng nghề nghiệp cho học sinh và con em mình. Mỗi người khi trưởng thành luôn cần có một nghề nghiệp ổn định, có thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình.

Trong bối cảnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, chúng ta rất cần những chuyên gia giỏi, những nhà khoa học lớn nhưng bên cạnh đó cũng rất cần những người thợ lành nghề để hội nhập. Nhất là hiện nay tỉnh nào cũng có khu công nghiệp, cụm công nghiệp thì việc học nghề sẽ không phải bận tâm chuyện “thất nghiệp” khi ra trường.

          Do năm được những thông tin trong công tác truyền thông và định hưởng của nhà trường; nên trong buổi truyền thông có hơn 2/3 học sinh của trường PTDTBT TH&THCS Trà Nam đã chọn ngã rẻ cho mình sang học nghề, để vừa xóa nghèo nhưng vừa có một việc làm ổn định sau này.

Một số hình ảnh buổi tư vấn hướng nghiệp tại trường.

 

tv4

tv3

 

tv2

tv5


Tác giả: Đăng Chín

Nguồn tin: Trường PTDTBT TH&THCS Trà Nam

[Trở về]

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn:

Thông báo mới

Tên Video
* Nam Trà My quê tôi

Liên kết web

ngân hàng đề kiểm tra

Bản quyền thuộc Trường PTDTBT THCS Trà Leng
Địa chỉ: Thôn 3 xã Trà Leng huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam
Điện thoại: 0987.334.083 - 0981.087.778
Phát triển bởi Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin & Truyền Thông Quảng Nam (QTI)