Chi tiết tin

Phòng GD&ĐT huyện Nam Trà My tổ chức chuyên đề nâng cao chất lượng giáo dục ở bậc tiểu học năm học 2020-2021 tại trường PTDTBT TH&THCS Trà Nam

Người đăng: Phạm Quang Hướng Ngày đăng: 10:30 | 09/03 Lượt xem: 1043

Phòng GD&ĐT huyện Nam Trà My tổ chức chuyên đề nâng cao chất lượng giáo dục ở bậc tiểu học năm học 2020-2021 tại trường PTDTBT TH&THCS Trà Nam.

Phòng GD&ĐT huyện Nam Trà My tổ chức chuyên đề nâng cao chất lượng giáo dục ở bậc tiểu học năm học 2020-2021 tại trường PTDTBT TH&THCS Trà Nam.

Thực hiện kế hoạch số 69/KH-PGDĐT ngày 24 tháng 2 năm 2021 của phòng GD&ĐT huyện Nam Trà My về tổ chức Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học cấp tiểu học” năm học 2020-2021. Ngày 4 thàng 3 năm 2021 tại trường PTDTBT TH&THCS Trà Nam; tổ chức hội thảo nâng cao chất lượng giáo dục đối với bậc Tiểu học.

            Tham dự và chỉ đạo Hội thảo có Ông Nguyễn Văn Nhị, phó bí thư chi bộ, phó phòng GD&ĐT huyện, Ông Nguyễn Văn Phúc phụ trách chuyên môn bậc tiểu học phòng Giáo dục; và Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và giáo viên cốt cán của các trường.

Hội thảo có có một báo cáo trình bầy các biện pháp nâng cao chất lượng và 2 báo cáo tham luận đến từ 11 đơn vị trường học.

Một số biện pháp đã được nêu ra trong hội thảo!

1. Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học cấp tiểu học trường PTDTBT TH&THCS Trà Nam.

1.1. Giải pháp duy trì sĩ số học sinh kết hợp với chất lượng bữa ăn bán trú:

            Trong một tổ chức trường học muốn có được chất lượng dạy học tốt thì điều đầu tiên cốt lõi nhất phải nói đến là vấn đề duy trì sĩ số học sinh, để làm tốt được vấn đề này thì cần phải kết hợp nhiều yếu tố:

    Về phía nhà trường:

Tăng cường công tác vận động duy trì sĩ số, tăng tỉ lệ chuyên cần

            - Tổ chức điều tra thống kê số liệu đầu năm; tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể phối hợp cùng nhà trường để huy động tối đa học sinh trong độ tuổi ra lớp; làm tốt công tác tuyển sinh vào lớp 1, 6.

 - Phối kết hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể, thường xuyên tuyên truyền cho các bậc phụ huynh HS về tầm quan trọng của việc học tập.

 - Thường xuyên kiểm tra việc đi học chuyên cần của HS nhằm phát hiện kịp thời những học sinh có nguy cơ bỏ học, đến tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp vận động phù hợp.

- Thực hiện ký cam kết giữa nhà trường, phụ huynh và học sinh về việc không nghĩ học, bỏ học giữa chừng ngay từ đầu năm học.

- Luôn luôn quan tâm đến chất lượng bữa ăn, thực phẩm tươi sống đảm bảo chất lượng, người chế biến…(nêu ví dụ về chị nuôi nấu ăn ngon….HS ra lớp đảm bảo)

Quan tâm tạo điều kiện cho phụ huynh ở các thôn xa ra ở cùng học sinh, nhất là học sinh lớp 1-2, vì các em nhỏ mới xa gia đình, chưa biết tự lo cho bản thân như: giặt quần áo, gấp mùng mền…điều này giúp cho các em bớt nhớ nhà (Những phụ huynh này  giúp dọn dẹp các phòng ngủ cho các em, ngoài ra còn phụ trong việc gọt bí, bầu, nhặt rau, rửa chén……để đáp lại thì nhà trường nuôi cho họ ăn hàng ngày…

Về phía GVCN:

- Giáo viên chủ nhiệm lớp phải có trách nhiệm và một nghệ thuật giáo dục, GVCN có vai trò hết sức quan trọng nhằm giúp nhà trường thực hiện tốt công tác giáo dục học sinh, trong đó có công tác nâng cao chất lượng dạy học và duy trì sĩ số học sinh. Một giáo viên chủ nhiệm tốt không chỉ giúp lớp mình học tốt mà còn biết cách để giúp các học sinh siêng năng học tập đi học đều đặn hơn, duy trì sĩ số tốt hơn. Giáo viên chủ nhiệm hầu hết có mặt trong tuần phụ trách tiết dạy ở lớp của mình chủ nhiệm cho nên với số buổi đó thì giáo viên sẽ dễ dàng để nắm bắt được tình hình của học sinh lớp mình vì vậy giáo viên cần phải sắp xếp trao đổi với lớp chủ nhiệm để nắm bắt tình hình học sinh của lớp từ đó sẽ có những thông tin về việc nghỉ học, bỏ học của học sinh để có thể tìm biện pháp kịp thời ngăn chặn việc bỏ học của các em. Đặc biệt vào các  dịp nghỉ lễ, tết, nghỉ giữa học kì,…..Nhiều em sẽ có cơ hội nghỉ nhiều ngày và có cơ hội bỏ học đặc biệt là các em lười học, học yếu mà động cơ học tập của các em này không có, cha mẹ các em này ít quan tâm vào việc học của các em cho nên vào những thời điểm này công tác của người giáo viên chủ nhiệm trở nên hết sức quan trọng. Sự quan tâm thường xuyên của người giáo viên chủ nhiệm chính là một biện pháp tinh thần hết sức quan trọng để từ đó hạn chế tình trạng bỏ học của các em học sinh một cách tốt hơn và đồng thời nâng cao chất lượng dạy học ở lớp của mình.

- Thường xuyên kiểm tra giám sát học sinh (đặc biệt là đối tượng học sinh yếu và học sinh cá biệt) để có biện pháp phối hợp giáo dục, giúp đỡ học sinh. Thực hiện sinh hoạt 15 phút đầu giờ, giữa giờ và sinh hoạt cuối tuần nghiêm túc.

- Nội dung sinh hoạt tập trung chấn chỉnh việc học bài của HS, như biểu dương khen ngợi những học sinh tham gia học tập nghiêm túc đầy đủ, phê bình nhắc nhỡ những học sinh lười học, bỏ học, về nhà không học bài cũ, đến lớp không ghi chép bài …

- Động viên những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những học sinh yếu nhưng có thái độ học tập tốt.

- Thường xuyên mở các tiết sinh hoạt, giáo dục cho học sinh về tầm quan trọng của việc học, những lợi ích mà việc học có thể mang lại, những khó khăn, hậu quả của việc bỏ học giữa chừng. Từ đó giáo dục cho học sinh ý thức tham gia học tập nghiêm túc, thấy được tầm quan trọng của việc học.

- Phân công cho học sinh khá giỏi kèm cặp giúp đỡ những học sinh yếu kém. Thường xuyên liên lạc với phụ huynh học sinh đặc biệt là những trường hợp cá biệt, thường trốn học bỏ học để phối hợp giáo dục.

- GVCN luôn lắng nghe nắm bắt nguyện vọng của phụ huynh, luôn chú ý đến gia đình nghèo, vận động các em trong lớp, các nhà hảo tâm, chính quyền hỗ trợ, tổ chức thăm hỏi, động viên các gia đình gặp hoàn cảnh không may, những việc làm nhỏ bé đó tuy giá trị vật chất không đáng là bao nhưng tạo được tình cảm gắn bó, các em biết yêu thương giúp đỡ  lẫn  nhau với tinh thần đoàn kết tương trợ lẫn nhau

- Làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức về quan điểm đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước cho nhân dân hiểu thông qua các cuộc họp phụ huynh

1.2. Biện pháp chỉ đạo về việc bồi dưỡng và phụ đạo học sinh yếu:

- Căn cứ hồ sơ  biên bản bàn giao chất lượng lớp dưới lên lớp trên và kết quả khảo sát đầu năm, Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm nhiệm phải có kế hoạch và biện pháp bồi dưỡng học sinh và phụ đạo học sinh yếu. Giáo viên chủ nhiệm phân loại học sinh, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh yếu và phân nhóm. Để có biện pháp giảng dạy và giáo dục phù hợp, nâng dần chất lượng giáo dục bằng nhiều hình thức:

- Xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp, cải tiến phương pháp dạy học theo đối tượng học sinh, quan tâm và kịp thời giúp đỡ học sinh yếu bằng cách giao việc phù hợp, nâng dần, động viên, tạo cơ hội cho học sinh hòa nhập với tập thể, cũng như quan tâm học sinh yếu, công tác bồi dưỡng học sinh cũng là một trong những công tác mũi nhọn của nhà trường. Giáo viên không nên xem thường mà không chuẩn bị riêng cho hững học sinh này bài tập khó thì có nguy cơ gây ra sự nhàm chán đối với các em. Vì với các bài tập ở sách giáo khoa các em đều làm được. Thời gian còn lại các em chỉ ngồi chờ nếu cứ lập đi lập lại tình trạng này thì sẽ gây ức chế hưng phấn học tập của học sinh, kìm hãm sự phát triển của tư duy của trẻ . Chính vì vậy trong quá trình dạy học giáo viên phải hết sức chú ý và giao việc phù hợp mới phát triển tài năng của học sinh.

- Bên cạnh đó hằng tháng nhà trường kiểm tra chất lượng học sinh, bàn giao cho giáo viên, giáo viên có biện pháp giảng dạy cho phù hợp.

      - Trong giảng dạy cần quan tâm nhiều hơn đối tượng HS yếu, HS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhằm cảm hoá các em để các em coi thầy cô là chỗ dựa tinh thần và tạo được mối quan hệ tình cảm thầy - trò, làm cho các em thích đến trường hơn ở nhà.

- Trong  quá trình giảng dạy GV phải kích thích, tạo sự hứng thú cho các em học tập, tránh căng thẳng, khô cứng sẽ dẫn tới các em chán học và bỏ học.

            - Tăng cường sử dụng đồ dùng trực quanTi vi, thực hành, trãi nghiệm, tranh ảnh...để nâng cao hiệu quả học tập.

            - Thường xuyên kiểm tra theo dõi sự tiến bộ trong học tập của HS, đặc biệt chú trọng những HS yếu hằng ngày, hằng tháng.

2.1. Giải pháp gây hứng thú cho học sinh trong học tập

2.2. Gây hứng thú cho học sinh từ việc xử lí các tình huống sư phạm:

Ngay từ đầu giáo viên phải tạo được niềm tin và tình cảm thực sự từ học sinh dành cho giáo viên. Qua cách ăn mặc, đi đứng, nói năng đúng chuẩn mực đạo đức. Khi vào lớp giáo viên phải tạo được bầu không khí tươi vui, thoải mái, có thể chỉ bằng những câu nói tiếng cười, nét mặt vui vẻ của giáo viên. Giáo viên không nên gây căng thẳng nặng nề trong giờ học, nhất là giáo viên vào lớp mà gắt gỏng hoặc vào lớp với khuôn mặt nặng nề. Giáo viên phải luôn tôn trọng ý kiến trả lời của học sinh, không nên gò ép học sinh vào khuôn phép cứng nhắc, tránh thái độ yêu cầu học sinh trả lời sắp xếp ngay theo thứ tự của mình. Khuyến khích, động viên học sinh kịp thời, hợp lí khi học sinh trả lời đúng câu hỏi hoặc học sinh không trả lời được câu hỏi. Từ đó sẽ tạo cho học sinh có được niềm tin vào khả năng của bản thân. Giáo viên cần phải cải tiến và sáng tạo đồ dùng dạy học, sử dụng phương pháp dạy học nhóm hoặc dùng phiếu học tập hợp lí.

2.3. Tạo động cơ học tập cho học sinh trong giờ ra chơi hoặc sau giờ học:

+ Học sinh được đọc sách, báo, truyện…ở góc thư viện của lớp, trường.

+ Học sinh có thể nghe nhạc, xem những bộ phim hoạt hình mang tính giáo dục (ví dụ như quà tặng cuộc sống, giới thiệu những cuốn sách hay như em yêu khoa học, nhật kí vào đời...)

 

2.4. Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học

- Tạo hứng thú cho các em bằng cách khai thác các đồ dùng có trong lớp học:

ví dụ:

Trong môn Tiếng Việt lớp, GV cho HS tìm tiếng có chứa vần theo yêu cầu

- Vào đầu giờ học cho học sinh vận động: như chơi trò chơi, hát múa…

-Trong tiết học GV sử dụng hình ảnh, video, những câu chuyện có liên quan đến nội dung bài học.

- Thường xuyên liên hệ bài học với thực tế của các em để các em thấy được lợi ích từ việc hoc tập mang lại..

2.5. Sử dụng đồ dùng dạy học để kích thích hứng thú cho học sinh:

Để giúp học sinh tự tìm hiểu, tự chiếm lĩnh kiến thức mới, giáo viên nên sử dụng đồ dùng dạy học để kích thích hứng thú học tập cho các em. Đồ dùng dạy học là yếu tố không thể thiếu trong dạy học nói chung và dạy học Tiếng Việt nói riêng. Trong quá trình dạy học, học sinh nhận thức nội dung bài học dưới sự tổ chức dẫn dắt của giáo viên, với sự hỗ trợ của đồ dùng dạy học. Đồ dùng dạy học đảm bảo cho học sinh lĩnh hội tốt nhất các biểu tượng, các khái niệm, quy tắc, hình thành kĩ năng, kĩ xảo. Đồ dùng dạy học giúp cho học sinh quan sát một cách trực quan, giúp học sinh nhận thức sâu hơn nội dung bài học. Đồ dùng dạy học làm tăng hứng thú, nhận thức của học sinh (Tranh ảnh, Video, Vật thật, Mô hình…).

2.5. Tổ chức trò chơi trong học Tiếng Việt:

Bản chất của phương pháp sử dụng trò chơi học tập là dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động cho học sinh. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi trong đó mục đích của trò chơi truyền tải mục tiêu của bài học. Luật chơi (cách chơi) thể hiện nội dung và phương pháp học, đặc biệt là phương pháp học tập có sự hợp tác và sự tự đánh giá. Sử dụng trò chơi học tập để hình thành kiến thức, kỹ năng mới hoặc củng cố kiến thức, kỹ năng đã học. Trong thực tế dạy học, giáo viên thường tổ chức trò chơi học tập để củng cố kiến thức, kỹ năng. Tuy nhiên việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi để hình thành kiến thức, kỹ năng mới là rất cần để tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay từ khi bắt đầu bài học mới. Để tổ chức được trò chơi trong dạy học Tiếng Việt có hiệu quả cao thì đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, cặn kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau:

Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục.

Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu kiến thức.

Trò chơi phải phù hợp với tâm sinh lý của học sinh, phù hợp với khả năng của giáo viên và cơ sở vật chất của nhà trường.

Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú.

Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo.

Trò chơi phải gây được hứng thú đối với học sinh…

-Trong môn Tiếng Việt thường sử dụng các trò chơi:

+ Trò chơi Tìm tiếng có chứa vần vừa học (áp dụng cho học sinh lớp 1).

+ Trò chơi đi tìm lời thơ (lớp 1 – 5 )

+ Trò chơi thi đọc tiếp sức ( lớp 2 – 5)…..

-Trong môn Toán 1-2-3

+ Trò chơi “Truyền điện”

+ Trò chơi “Ai nhanh hơn”

+ Trò chơi “Ong đi tìm nhụy”

+ Trò chơi “Hái quả”…..

 

            Một số hình ảnh của Hội thảo chuyên đề.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

            Một số hình ảnh của Hội thảo chuyên đề.

 

anh3

 

anh

 

anh1

 

anh4

Tác giả: Đăng Chín

Nguồn tin: Trường PTDTBT TH&THCS Trà Nam

[Trở về]

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn:

Thông báo mới

Tên Video
* Nam Trà My quê tôi

Liên kết web

ngân hàng đề kiểm tra

Bản quyền thuộc Trường PTDTBT THCS Trà Leng
Địa chỉ: Thôn 3 xã Trà Leng huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam
Điện thoại: 0987.334.083 - 0981.087.778
Phát triển bởi Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin & Truyền Thông Quảng Nam (QTI)