Thực hiện kế hoạch số 97/KH-PGDĐT ngày 22 tháng 3 năm 2019 về việc tổ chức chuyên đề Hoạt động trải nghiệm sáng tạo; Đơn vị trường PTDTBT THCS Trà Leng đã tổ chức rất thành công chuyên đề Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Tham dự buổi Hoạt động có đồng chí Nguyễn Văn Xuân- Phó trưởng phòng GD&ĐT huyện, đ/c Đoàn Thị Kim Ngọc- Tổ trưởng tổ Phổ thông, CB phụ trách chuyên môn THCS, đồng chí Nguyễn Đức Sơn– Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường, đ/c Nguyễn Thị Vân Anh – PHT- trưởng ban HĐNGLL, cùng các đồng chí là Hiệu trưởng, P. Hiệu trưởng, giáo viên cốt cán các đơn vị trường THCS trên địa bàn huyện, các thầy cô giáo của cụm chuyên môn số 3, cùng tập thể các thầy cô giáo và toàn thể các em học sinh toàn trường.
Nhằm chuyển mạnh việc tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa sang hướng hoạt động trải nghiệm sáng tạo;
Chỉ đạo và tăng cường quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025 góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh;
Khuyến khích các đơn vị trường học tổ chức, thu hút học sinh tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, trải nghiệm sáng tạo,…phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và nội dung học tập của học sinh trên cơ sở tự nguyện của cha mẹ học sinh và học sinh, phát huy sự chủ động và sáng tạo của các địa phương, đơn vị;
Tăng cường tính giao lưu, hợp tác nhằm thúc đẩy học sinh hứng thú học tập, rèn luyện kỹ năng sống, bổ sung hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa thế giới.
Chuyên đề diễn ra rất thiết thực và hiệu quả, nội dung chương trình rất đa dạng, phong phú, gồm có 4 đội thi và 7 đội diễn. Nội dung chủ yếu xoay quanh các vấn đề:
Truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh” và truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” được chuyển thể thành kịch bản sân khấu hóa, nhằm chuyển thể các tác phẩm văn học dân gian thành các vở kịch, được các em hóa thân, đóng vai, sắm vai, là người trực tiếp được cảm nhận, được trải nghiệm là chính các nhân vật của các tác phẩm văn học theo thể loại này. Qua đó, các em học sinh sẽ có cơ hội diễn xuất, nhập vai, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm,… một sự trải nghiệm thú vị và hoàn toàn mới mẻ. Bộ môn Lịch sử, chúng tôi lựa chọn đưa vào hoạt động khởi động cho cuộc thi “Đố vui để học” của 4 đội thi. Trong đó mỗi đội sẽ được mang tên một vị anh hùng. Có tất cả 4 vị anh hùng được các em hóa thân vào: Trần Quốc Toản, Nguyễn Văn Trỗi, Võ Thị Sáu, Kim Đồng. Bộ môn Tiếng Anh, chúng tôi cho các em học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi nhà trường thể hiện tài năng, năng khiếu, trải nghiệm vui nhộn qua tiết mục: cùng học Tiếng Anh, với vở kịch: “Chuyện lớp em”, các em sẽ được trải nghiệm rất vui nhộn, tạo nên sự hứng thú trong việc học bộ môn ngày càng tốt hơn.Với bộ môn Âm nhạc: các em sẽ thể hiện năng khiếu văn nghệ: Múa sạp, đơn ca phụ họa “Dòng máu Lạc Hồng”. Hai tiết mục được tuyển chọn có chất lượng, thu hút rất nhiều học sinh cùng tham gia, là cơ hội các em thể hiện năng khiếu và niềm đam mê đối với bộ môn Âm nhạc. Hoạt động lồng ghép giáo dục chi tiêu đồng tiền tiết kiệm: diễn kịch có tác dụng giáo dục việc sử dụng, chi tiêu đồng tiền tiết kiệm hiện nay của học sinh và phụ huynh trong gia đình. Phần trải nghiệm làm thầy cô giáo: xây dựng mô hình tiết dạy để hóa thân vào vai thầy giáo hoặc cô giáo. Qua đó, các em sẽ thấy được ý nghĩa của công tác giáo dục, chia sẻ những khó khăn, vất vả của thầy cô giáo, góp phần đẩy mạnh công tác vận động và duy trì sĩ số học sinh ra lớp hiện nay. Cùng với đó, lồng ghép vào trong hoạt động lần này là những phần thi tìm hiểu kiến thức, các em sẽ có cơ hội trải nghiệm, cơ hội để tìm hiểu, khám phá những kiến thức xã hội, đời sống, các môn học,... Qua 4 phần thi được mang tên: Khởi động, vượt chướng ngại vật, tăng tốc và về đích, sẽ là cơ hội cho 4 đội thi vừa thể hiện năng khiếu sân khấu, tinh thần đoàn kết, làm việc nhóm, giao lưu, trải nghiệm, mở rộng kiến thức, học hỏi,… Tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, thi thố tài năng, các thành viên của đội là sự hội tụ các nhân tố tích cực đến từ các lớp của nhà trường, các em sẽ cùng hỗ trợ nhau trong suốt quá trình làm việc nhóm, là cơ hội trải nghiệm sáng tạo lớn.
Phần đông khán giả còn lại cũng sẽ có rất nhiều cơ hội để trải nghiệm ở phần thi khán giả, sẽ được tham gia thi để nhận các phần quà của Ban Tổ chức, tham gia bình chọn cho các tiết mục của các đội diễn…Tất cả các lớp đều được tham gia, số đông học sinh sẽ được tham gia vào hoạt động, là cơ hội để các em trải nghiệm rất quý giá để vừa học vừa trải nghiệm.
Các hoạt động diễn ra rất sôi nổi, các em rất háo hức và thể hiện hết mình những tài năng, năng khiếu của bản thân, của tập thể. Hoạt động đã trở thành sân chơi đầy bổ ích, giao lưu, học hỏi, trải nghiệm và giáo dục ý thức tự giác rèn luyện trong học tập, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi. Hoạt động là món quà vô cùng ý nghĩa mà các em đã tập luyện để dành tặng tất cả các thầy cô giáo tham gia buổi hoạt động chuyên đề.
Sau hoạt động chính thức diễn ra gần 4 giờ đồng hồ, dưới sự chủ trì của các đồng chí Nguyễn Văn Xuân- Phó trưởng phòng GD&ĐT huyện, đ/c Đoàn Thị Kim Ngọc- Tổ trưởng tổ Phổ thông, CB phụ trách chuyên môn THCS, đồng chí Nguyễn Đức Sơn– Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường, đ/c Nguyễn Thị Vân Anh – PHT- trưởng ban HĐNGLL, buổi hội thảo đã có nhiều ý kiến đóng góp rất thiết thực để chuyên đề càng hoàn thiện hơn, đồng thời đồng chí Nguyễn Văn Xuân- Phó trưởng phòng GD&ĐT huyện đã kết luận và định hướng cho công tác tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong thời gian tới cho các đơn vị trường trên địa bàn huyện.